Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Về ca tiêm mông liệt chân tại Hà Giang: Tiêm thuốc Nefopam 20mg không gây liệt 2 chi dưới

Theo đó, ngay sau khi dư luận báo chí đưa tin về trường hợp của chị Thảo, Sở Y tế Hà Giang đã ra văn bản yêu cầu BVĐK tỉnh Hà Giang báo cáo giải trình. Đồng thời, gửi văn bản đề nghị BV Bạch Mai phối hợp cung cấp thông tin người bệnh đang điều trị tại BV Bạch Mai.

Ngày 13/7/2017, Sở Y tế Hà Giang đã nhận được văn bản của BV Bạch Mai thông báo kết quả hội chẩn liên viện với sự tham gia của: GS.TS Nguyễn Văn Thông, Chủ nhiệm bộ môn Nội thần kinh, BV Trung ương Quân đội 108, Phó Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm đột quỵ BV Trung ương Quân đội 108; PGS .TS Phan Việt Nga, Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh- BV Quân y 103 cùng các chuyên gia hàng đầu của các chuyên ngành có liên quan thuộc BV Bạch Mai như thần kinh, phục hồi chức năng, tâm thần, hô hấp, dị ứng - miễn dịch lâm sàng, thận – tiết niệu, chẩn đoán hình ảnh, hồi sức tích cực…

Kết quả hội chẩn: Hội chứng liệt mềm 2 chi dưới ngoại biên, có yếu tố rối loạn phân ly đồng diễn, nhiễm khuẩn tiết niệu do Streptococcus agalactiae.

Kết luận của Hội đồng hội chẩn liên viện: Người bệnh liệt mềm 2 chi dưới hoàn toàn không phải do tiêm thuốc Nefopam 20mg vào mông tại BVĐK tỉnh Hà Giang.

Các chuyên gia đầu ngành đã hội chẩn liên viên về ca bệnh chị Hồ Thị Thảo

Căn cứ kết quả họp Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Hà Giang (họp vào ngày 12/7/2017), kết luận: Chỉ định dùng thuốc Nefopam 20mg là phù hợp với chẩn đoán bệnh, tiêm đúng vị trí và kỹ thuật. Việc tiêm thuốc Nefopam 20mg vào mông không gây liệt 2 chân như biểu hiện của người bệnh...

Kết luận của BV Bạch Mai cũng đã khẳng định: Người bệnh Hồ Thị Thảo liệt mềm 2 chi dưới hoàn toàn không phải do tiêm thuốc Nefopam 20mg vào mông.

Rút kinh nghiệm từ trường hợp ca bệnh này, ông Lương Viết Thuần Giám đố Sở Y tế Hà Giang yêu cầu BVĐK tỉnh tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ bệnh viện về ứng xử và phương pháp giải thích đối với người bệnh về các quyền và lợi ích hợp pháp khi người bệnh điều trị BHYT tại bệnh viện.

Như báo SK&ĐS đã đưa tin, trước đó chị Thảo được người nhà chuyển tuyến từ Trạm Y tế xã Đạo Đức, Vị Xuyên ngày 23/6 với chẩn đoán đau thần kinh cánh tay, thoái hóa cột sống cổ, bệnh nhân có tiền sử thoái hóa cột sống cổ đã điều trị từ năm 2016.

Bệnh nhân Hồ Thị Thảo được chuyển lên BV Bạch Mai điều trị vào ngày 25/6/2017.

Trong quá trình nằm điều trị tại BVĐK tỉnh Hà Giang, người bệnh được làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, gồm: xét nghiệm huyết học; xét nghiệm sinh hóa; xét nghiệm nước tiểu; chụp Xquang ngực thẳng; Xquang cột sống thắt lưng thẳng nghiêng; Xquang cột sống cổ thẳng nghiêng; chụp cộng hưởng từ (MRI); tổ chức nhiều lần hội chẩn để đưa ra phác đồ điều trị.

 

 

Nguyễn Tuệ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Người cao tuổi mắc bệnh khớp nên tập luyện thế nào?

Chứng bệnh khớp thường gặp khi có tuổi Thực ra đó là một loại bệnh mạn tính, thường phát sinh sau tuổi trung niên, phần nhiều ở các khớp cổ,...